Dàn nhạc Tuồng

19-01-2015, 10:33


 

Dàn nhạc Tuồng là dàn nhạc của sân khấu Tuồng - một hình thức sân khấu truyền thống cung đinh Việt Nam. Sân khấu Tuồng có cội nguồn từ sân khấu Hý Kịch Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam nǎm Thiện Bảo (1279 - 1284) thời nhà Trần và dần được Việt Nam hóa các hình thức nghệ thuật từ biểu diễn, ca hát đến dàn nhạc để trở thành sân khấu cổ truyền Việt Nam với các sáng tạo mang tính bản địa. 

 

 

Sân khấu Tuồng với các vở diễn bi kịch bạo liệt thể hiện các vai hùng của tư tưởng trung quân, vì vậy các hình thức nghệ thuật phục vụ nó phải phù hợp với tính cǎng thẳng và bạo liệt. Chính vì vậy dàn nhạc Tuồng là một tập hợp các nhạc cụ có âm thanh thể hiện được nhiều cường độ lớn nhỏ khác nhau. Dàn nhạc ấy bao gồm các nhạc cụ sau đây: 3 kèn dǎm (cao, trung, trầm) gọi là kèn bóp, 2 nhị, 1 hồ tiểu, 1 trống cái, 1 trống chiến, 1 thanh la, 1 não bạt, 1 chuông và 1 mõ. 

Có 3 nhạc cụ trong 12 nhạc cụ kể trên được coi là chủ đạo, là tính cách của sân khấu Tuồng là kèn bóp, nhị và trống chiến. Trống chiến là linh hồn âm nhạc của sân khấu Tuồng.

 

Thêm một trao đổi