Dàn Chinh chiêng

27-12-2014, 13:26


 

Ching, chiêng là tên gọi một nhạc cụ tự thân vang được sử dụng hết sức rộng rãi ở hầu khắp các tộc người sống trên cao nguyên miền Trung Việt Nam.

Có rất nhiều cách giải thích về tên gọi loại nhạc cụ này, nhưng tựu trung có thể hiểu Chinh là loại cồng (goong) không có núm còn Chiêng là loại cồng (goong) có núm. Như một thói quen vừa mang nếp sống dân chủ cộng đồng vừa mang tính thẩm mỹ âm nhạc đa âm, các dân tộc sống ở Cao Nguyên miền trung không bao giờ sử dụng chinh chiêng như một nhạc cụ độc lập mà họ luôn liên kết chúng thành một dàn nhạc bao gồm nhiều chiếc chinh chiêng có các độ âm cao thấp khác nhau. Dàn chiêng nhỏ nhất là dàn có 3 chiêng và dàn lớn nhất có thể lên tới hơn 20 chiêng như ching Aráp của người Giarai, chiêng Honh của người Bahnar. Các dàn chiêng ở cao nguyên miền trung đóng vai trò hết sức quan trọng trong tất cả các lễ hội trong suốt vòng đời người như lễ thổi tai, lễ cơm mới, lễ mừng mẹ lúa, lễ đâm trâu v,v... Người dân cao nguyên có thể thiếu cơm ǎn, nước uống nhưng họ không thể thiếu tiếng chiêng trong sinh hoạt cộng đồng.

 

 

 

Thêm một trao đổi