Yun Júh ngân vang tiếng Chiêng
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhiều đời là nghệ nhân, ông Y K’ri ở bon Yun Júh, xã Đức Minh (Đắk Mil) hiểu tường tận cái hay, cái đẹp của âm thanh của những nhạc cụ dân tộc, nhất là cồng chiêng. Hiện nay, nghệ nhân Y K’ri có thể đánh hơn 10 bài chiêng liên tiếp.
Với đôi tai “thiên bẩm”, mỗi khi tiếng chiêng ngân lên là ông đã biết đâu là bộ chiêng có âm thanh chuẩn, đâu là bộ chiêng bị lạc âm, tịt âm… Điều đáng nói nữa là để khơi dậy niềm đam mê cồng chiêng của giới trẻ và nhất là không để văn hóa truyền thống bị mai một, ông đã đứng ra hướng dẫn, dạy cách đánh chiêng, chỉnh chiêng cho người dân trong bon một cách say sưa, tận tình. Đồng thời, nghệ nhân Y K’ri còn giúp những bộ chiêng mới có được âm thanh trong trẻo, đúng vị trí trong dàn cồng chiêng. Ông chăm chút, chỉnh sửa cho những chiếc chiêng với tất cả tấm lòng của một người con M’nông. Không những thế, nghệ nhân Y K’ri còn được mời làm “giáo viên” dạy đánh cồng chiêng cho các em học sinh ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện. Với khả năng và lòng đam mê của mình, nghệ nhân Y K’ri đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng bằng khen vì đã có công gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc. Nghệ nhân Y K’ri tâm sự: “Tôi yêu những vốn quý văn hóa của dân tộc mình, nên đóng góp một phần công sức để gìn giữ những gì cha ông để lại là điều nên làm mà thôi. Điều mà tôi vui nhất đó là hiện nay lớp trẻ trong bon đã nhận thấy được những giá trị vô giá của văn hóa truyền thống và ra sức giữ gìn”.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhiều đời là nghệ nhân, ông Y K’ri ở bon Yun Júh, xã Đức Minh (Đắk Mil) hiểu tường tận cái hay, cái đẹp của âm thanh của những nhạc cụ dân tộc, nhất là cồng chiêng. Hiện nay, nghệ nhân Y K’ri có thể đánh hơn 10 bài chiêng liên tiếp.
Với đôi tai “thiên bẩm”, mỗi khi tiếng chiêng ngân lên là ông đã biết đâu là bộ chiêng có âm thanh chuẩn, đâu là bộ chiêng bị lạc âm, tịt âm… Điều đáng nói nữa là để khơi dậy niềm đam mê cồng chiêng của giới trẻ và nhất là không để văn hóa truyền thống bị mai một, ông đã đứng ra hướng dẫn, dạy cách đánh chiêng, chỉnh chiêng cho người dân trong bon một cách say sưa, tận tình. Đồng thời, nghệ nhân Y K’ri còn giúp những bộ chiêng mới có được âm thanh trong trẻo, đúng vị trí trong dàn cồng chiêng. Ông chăm chút, chỉnh sửa cho những chiếc chiêng với tất cả tấm lòng của một người con M’nông. Không những thế, nghệ nhân Y K’ri còn được mời làm “giáo viên” dạy đánh cồng chiêng cho các em học sinh ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện. Với khả năng và lòng đam mê của mình, nghệ nhân Y K’ri đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng bằng khen vì đã có công gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc. Nghệ nhân Y K’ri tâm sự: “Tôi yêu những vốn quý văn hóa của dân tộc mình, nên đóng góp một phần công sức để gìn giữ những gì cha ông để lại là điều nên làm mà thôi. Điều mà tôi vui nhất đó là hiện nay lớp trẻ trong bon đã nhận thấy được những giá trị vô giá của văn hóa truyền thống và ra sức giữ gìn”.